1/9

Bán lẻ hiện đại không ai dùng sức người

Ông Đinh Anh Huân - Người sáng lập Công ty cổ phần Seedcom cho biết, “bán lẻ hiện đại không ai dùng sức người để chuyển tải các vấn đề mà phải ứng dựng công nghệ mới hiệu quả.


2

Ông Đinh Anh Huân - Nhà sáng lập Seedcom

Nhà sáng lập Seedcom cho rằng trong 3-5 năm tới, áp lực cạnh tranh thị trường bán lẻ rất lớn, để tồn tại được thì mỗi đơn vị cần phải tận dung tốt ứng dụng công nghệ để việc vận hành, chi phí hiệu quả hơn và khách hàng được phục vụ tốt nhất.



Xu hướng tất yếu của ngành bán lẻ

Ngày 16/5 vừa qua, CEO Edgar Bonte của Auchan Retail trả lời tờ Les Echos rằng tập đoàn này đã quyết định bán 18 cửa hàng tại Việt Nam. Các cửa hàng tại Việt Nam của tập đoàn này hiện đang tạo ra doanh thu 45 triệu EUR (khoảng 50,4 triệu USD). Hồi tháng 3 vừa qua, Auchan Retail tuyên bố rằng họ đang đánh giá các thị trường thua lỗ, gồm Ý và Việt Nam, nơi doanh nghiệp này đối mặt với các điều kiện kinh doanh khó khăn.



Ngày 16/5 Auchan cho biết sẽ bán 18 cửa hàng tại Việt Nam.

Đánh giá về sự kiện trên, ông Đinh Anh Huân- chủ tịch CTCP Seedcom cho rằng thị trường bán lẻ sẽ ngày càng cạnh tranh và các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới sẽ ứng dụng công nghệ ngày càng lớn. Ông Huân lấy ví dụ Amazon hay Alibaba mỗi năm đầu tư 13-14 tỷ USD vào hoạt động R&D để phục vụ khách hàng tốt hơn. Như vậy việc ứng dụng công nghệ để phục vụ khách hàng trong ngành này sẽ là tất yếu.



"Nếu Seedcom không đầu tư vào công nghệ, không hiểu khách hàng, không phục vụ khách hàng nhanh chóng, không có hệ thống công nghệ để giải quyết được việc đó thì trong tương lai 3-5 năm tới Seedcom không có cơ hội, lý do để tồn tại trên thị trường", ông Đinh Anh Huân khẳng định.



Ông Huân vốn là người có kinh nghiệm trong ngành bán lẻ khi từng tham gia đồng sáng lập Thế giới di động cùng với ông Nguyễn Đức Tài và một số người khác. Hiện Seedcom đang đầu tư vào những chuỗi bán lẻ có tiếng như Juno hay The Coffee House.



Theo phân tích của chủ tịch Seedcom, với mô hình bán truyền thống vào cuối ngày người kinh doanh sẽ chỉ biết được về doanh số. Nhưng mô hình kinh doanh mới họ sẽ biết từng khách hàng vào mua, khách hàng đó thích gì, ghét gì, không hài lòng gì để cải tiến. Đây là những điểm bất lợi mà mô hình kinh doanh truyền thống so với mô hình ứng dụng công nghệ. Khi không hiểu khách hàng sẽ rất khó để phục vụ tốt.



"Những tập đoàn nước ngoài họ sẽ ứng dụng công nghệ và có chuỗi cung ứng rất nhanh. Họ có thể đưa hàng từ nơi A đến nơi B với tốc độ rất nhanh, chi phí rất rẻ với số lượng rất lớn. 1 website thương mại điện tử có thể có tới hàng trăm triệu sản phẩm nhưng giao hàng với tốc độ vượt trội", ông Huân phân tích.



Nhà sáng lập Seedcom cũng cho rằng trong 3-5 năm tới, áp lực cạnh tranh bán lẻ rất lớn, để tồn tại được thì mỗi đơn vị cần phải tận dung tốt ứng dụng công nghệ để việc vận hành, chi phí hiệu quả hơn và khách hàng được phục vụ tốt nhất. Cảm nhận của ông Huân về bức tranh bán lẻ sẽ không chỉ doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau mà đó còn là những tập đoàn toàn cầu.



Theo đó những đơn vị hoàn toàn kinh doanh internet có thể vào Việt Nam, từ online xuống offline chỉ với một ứng dụng trong tay là họ có thể đặt hàng, giao hàng, trải nghiệm xuyên suốt giữa online và offline. Rào cản về offline với các tập đoàn nước ngoài sẽ không còn là rào cản nữa. Bài toán đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam là làm sao để tập trung phát triển, ứng dụng công nghệ cho trải nghiệm tốt, cho trải nghiệm khách hàng về chiều sâu.