1/6

Những điều cơ bản về thông số máy in mà bạn cần biết

Đối với một số người khi mới dùng máy in chắc hẳn sẽ phải tìm hiểu trước rất nhiều về các thông số cơ bản của máy in để có thể sử dụng máy 1 cách dễ dàng nhất. Vậy những thông số kia biểu thị những gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.


1

Màu sắc

Khi so sánh 2 chiếc máy in, bạn không chỉ phải quan tâm đến độ phân giải mà còn phải nghĩ về số màu sắc độc lập mà chiếc máy in đó có thể in lên 1 tờ giấy nào đó ở 1 vị trí bất kỳ. Các máy in laser và máy in phun giá rẻ chỉ có 4 màu cơ bản. Do vậy mà ở cùng 1 DPI, độ rộng màu sắc mà những máy in này tái tạo sẽ hẹp hơn rất nhiều so với những máy in mắc tiền hơn hỗ trợ 5,6 hay thậm chí là 7 hộp màu riêng biệt.



Độ phân giải hay DPI (dots per inch)

Phương thức hoạt động của máy in khá đơn giản, nó sẽ phủ một lượng mực nhỏ vào 1 bề mặt vật thể (ở đây là giấy in), mỗi 1 đơn vị mực gọi là hạt (dot). Thông số DPI cho biết máy in có khả năng phủ bao nhiêu hạt mực lên 1 inch vuông. Bởi vì hình ảnh và các dòng chữ trên giấy in được tạo ra bởi các hạt mực này nên về mặt lý thuyết, mật độ trên 1 inch vuông của các hạt mực càng lớn (tức DPI càng cao hay thể tích của 1 hạt mực càng nhỏ) thì máy in đó càng tốt.



Tốc độ

Tốc độ của máy in thường được miêu tả bằng đơn vị pages per minute (ppm-số trang trong 1 phút). Dù cho cách đo này có vẻ rất dễ hiểu và công bằng nhưng thật đáng tiếc khi mà không nhà sản xuất nào thật sự công bố cho chúng ta cách mà họ định nghĩa Pages là gì. Hầu hết các nhà sản xuất đều cho biết tốc độ in được thử nghiệm trên 1 tờ giấy có kích thước phong thư với lượng mực in phủ khoảng 5%. Vấn đề ở đây là vị trí mà mực in được phủ cũng như độ phức tạp ảnh hưởng đến tốc độ bản in



Cường độ sử dụng

Một trong những con số khác bạn nên cân nhắc chính là số lần in được thực hiện trong 1 tháng. Con số này thể hệ số bản in ước tính mà 1 chiếc máy có thể in được trong 1 tháng dựa vào số trang giấy có thể lưu trữ trong khay, hệ thống tản nhiệt của máy in, chất lượng và tính đàn hồi của các thành phần cơ khí trong máy....



Bộ nhớ

Cũng giống như một chiếc máy tính cần bộ nhớ của chip đồ hoạ để hiển thị lên màn hình, một máy in laser cũng cần bộ nhớ để biên dịch các lệnh nhằm tạo ra trang in. Chính điều này đã làm cho RAM của máy in trở nên rất quan trọng. Nếu bộ nhớ thấp thì máy in có thể từ chối các lệnh in những trang quá phức tạo trong khi bộ nhớ RAM nhiều sẽ giúp máy lưu trước được nhiều lệnh hơn và tăng tốc độ in lên. Các máy in màu cần nhiều bộ nhớ hơn do lượng thông tin trên 1 hạt mực nhiều hơn tối thiểu là 4 lần



Ngôn ngữ in

Máy in thì có rất nhiều loại khác nhau nhưng tất cả đều gặp chung một vấn đề: chúng phải giao tiếp với máy vi tính thông qua một giao thức gọi là PDL (Page Definition Language). Có 2 loại PDL phổ biến nhất là PostScript do Adobe phá triển và PCL (Page Command Language) của HP. Ngôn ngữ của HP rất đơn giản và cố gắng đẩy hết mọi công việc cho máy tính xử lý nhằm giảm chi phí cho máy in trong khi ngôn ngữ của Adobe mạnh mẽ hơn, phức tạp hơn và đầy đủ tính năng dành cho dân chuyên nghiệp.



product
Máy in Laser đa chức năng HP LaserJet Pro MFP M130a
3.168.000 VND
product
Máy in Laser không dây HP LaserJet Pro MFP M28W (W2G55A)
4.260.000 VND
product
Máy in Laser không dây HP LaserJet Pro M15W (W2G51A)
2.760.000 VND
product
Máy in Laser không dây HP LaserJet Pro M12W (T0L46A)
2.580.000 VND
product
Máy in laser đen trắng Canon LBP 214DW
8.600.000 VND